BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIÁO DỤC (CEP) GIỮA TTUHSC EP VÀ ĐHYD TP.HCM GIAI ĐOẠN 2017-2020

3 DV

I. ĐẠI CƯƠNG

Chương trình hợp tác giáo dục, gọi tắt là CEP (Collaborative Educational Program) được tiến hành trên cơ sở MOU được ký kết ngày 11 tháng 1 năm 2017 giữa TEXAS TECH UNIVERSITY HEALTH SCIENCES CENTER AT EL PASO (TTUHSC EP) do BS Richard A. Lange đại diện và Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh  (ĐHYD TP.HCM) do PGS Trần Diệp Tuấn đại diện. Bản ghi nhớ dựa trên các cơ sở pháp lý phù hợp theo quy định của chính phủ của cả hai nước cũng như trên các điều kiện, cơ sở thực tế về năng lực của TTUHSC EP và năng lực, nhu cầu của ĐHYD TP.HCM.

Lễ ký kết MOU
UMPH và TTUHSC El Paso

Đại học Y Dược TPHCM (ĐHYD TP.HCM) là một trong những trường Đại học Y Dược lớn nhất Việt Nam và sứ mệnh của trường là giáo dục và đào tạo đội ngũ nhân lực cũng như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho các tỉnh phía Nam Việt Nam. Đồng thời ĐHYD TP.HCM cũng có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của khoa học sức khỏe và nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan. ĐHYD TP.HCM đã tiến hành đổi mới chương trình sang giáo dục Y khoa dựa trên năng lực từ năm 2016 và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên gia từ các đối tác trong và ngoài nước. Trong bối cảnh trên, các yêu cầu quan trọng bao gồm  thực hiện chương trình giảng dạy y khoa dựa trên năng lực với sự tích hợp sớm và hiệu quả của mô phỏng lâm sàng trong những năm tiền lâm sàng và thành lập một trung tâm mô phỏng lâm sàng đạt tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ chương trình giảng dạy mới. Quan trọng hơn nữa,  thành lập một đơn vị Phát triển Giảng viên hoạt động vững mạnh và hiệu quả là một trong các điều kiện tiên quyết để ĐHYD TP.HCM có thể thành công trong chương trình cải tổ giáo dục dựa trên năng lực. .

Texas Tech University Health Sciences Center at El Paso (TTUHSC El Paso) là một trong các trường Y khoa danh tiếng  tại Hoa Kỳ. Trung tâm Giảng dạy và Đánh giá Nâng cao  trong Mô phỏng  Lâm  sàng (ATACS) là một trong các Trung tâm Mô phỏng lâm sàng hàng đầu và đạt được Chứng nhận kiểm định toàn phần của Hiệp hội mô phỏng Lâm sàng Quốc tế (Society for Simulation in Healthcare -SSH). Bên cạnh Trung tâm ATACS, Văn phòng Phát triển Giảng viên của TTUHSC EP cũng là một Văn phòng phát triển giảng viên danh tiếng  của Hoa Kỳ. Giáo sư Hồ Hội phụ trách  ATACS và Văn phòng Phát triển Giảng viên trong nhiều năm, Giáo sư Hồ Hội cũng là người thiết lập và tiến hành khóa Phát triển giảng viên đầu tiên cho TTUHSC EP.

DHYD-TTUHSC EP

Hợp tác với TTUHSC EP tạo cho ĐHYD TP.HCM cơ hội tiếp cận chương trình giáo dục Y khoa hiện đại và chương trình phát triển giảng viên tiên tiến nhằm mục đích  thành lập chương trình phát triển giảng viên phù hợp để hỗ trợ chương trình giảng dạy dựa trên năng lực, và phát triển một trung tâm mô phỏng lâm sàng được chuẩn định quốc tế tại ĐHYD TP.HCM. Đơn vị Phát triển Giảng viên của ĐHYD TP.HCM và Trung tâm ATCS có cơ hội tiếp cận và học tập từ Giáo sư Hồ Hội và Giáo sư Hồ Kim Tuyến trên 2 phương diện: phát triển giảng viên và mô phỏng lâm sàng. Trong 3 năm qua, một số lãnh đạo và giảng viên nòng cốt của ĐHYD TP.HCM đã tham quan và được huấn luyện tại TTUHSC-EP và Trung tâm MPLS ATACS.

II. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TTUHSC EP VÀ UMP-HCM

1. Nhân sự quản lý chương trình

Giám đốc chương trình CEP là GS Hồ Hội và GS Hồ Kim Tuyến

GS Ho Hoi

GS Hồ Hội

Giám đốc chương trình CEP

GS Ho Kim Tuyen

GS Hồ Kim Tuyến

Đồng Giám đốc chương trình CEP

Quản lý và theo dõi học viên tại ĐHYD TP.HCM: ThS Nguyễn Đức Khánh và ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Mục tiêu chính của CEP là hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên tại mỗi trường để phát triển và thực hiện chương trình  giáo dụcdựa trên năng lực của bậc đại học và sau đại học. Mỗi trường sẽ đề cử 30 giảng viên tham gia  mỗi khóa CEP theo các tiêu chí cụ thể.

Các nội dung chính của chương trình CEP tập trung vào các kỹ năng liên quan đến thiết kế và tiến hành chương trình Giáo dục Y khoa dựa trên năng lực, sử dụng các nguyên lý giáo dục Y khoa dựa trên năng lực, giảng dạy tích cực, giảng dạy Y học chứng cứ, sử dụng các phương tiện và công cụ hỗ trợ giảng dạy hiệu quả, giảng dạy lâm sàng và mô phỏng lâm sàng, lượng giá dựa trên năng lực, kỹ năng lãnh đạo và phát triển nghề nghiệp. Chương trình CEP kéo dài 320 giờ do GS Hồ Hội và GS Hồ Kim Tuyến trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và giám sát nhằm tạo nhóm giảng viên nòng cốt cho ĐHYD TP.HCM Nhóm giảng viên này sẽ tham gia vào các khóa CEP tiếp theo trong vai trò hướng dẫn và cũng là giảng viên nòng cốt cho chương trình phát triển giảng viên tại chỗ (InHouse- Faculty development course). Nhóm giảng viên nòng cốt được đào tạo trong CEP 1, CEP 2, CEP 3 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh được giao khi tham gia chương trình CEP. 

CHUONG TRINH PTGV

Mỗi khóa CEP bao gồm bốn (4) đợt, mỗi đợt 2 tuần tuần tựvào tháng 2, 5, 10 trong năm đầu và tháng 1 năm tiếp theo. Các thành viên của ĐHYD TP.HCM sẽ phải tham gia đầy đủ 4 đợt với yêu cầu có mặt trên 80% thời lượng học. Địa điểm đào tạo diễn ra xen kẽ giữa ĐHYD TP.HCMC và Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Thời gian đào tạo cho mỗi khóa (lớp) là  khoảng 320 giờ học. Chương trình CEP sẽ đào tạo năm (5) khóa  trước cuối năm 2021. Vào cuối chương trình hợp tác, mỗi trường sẽ có khoảng 150 giảng viên được đào tạo có đầy đủ năng lực để tự duy trì chương trình phát triển giảng viên tại cơ sở.

Giáo sư Hồ Hội và Giáo sư Hồ Kim Tuyến là giảng viên chính của CEP cho cả năm khóa. Nhằm tạo cơ hội cho các giảng viên áp dụng những điều đã học đồng thời đánh giá hiệu quả của chương trình, các giảng viên của ĐHYD TP.HCM sẽ tham gia trình bày cho các khóa CEP kế tiếp với sự giám sát chặt chẽ từ GS Hồ Hội và GS Hồ Kim Tuyến. Kế hoạch được thiết lập để ĐV Phát triển Giảng viên của ĐHYD TP.HCM sẽ phụ trách theo lũy tiến 20-30% nội dung chương trình sau khóa đầu tiên và sẽ phụ trách trình bày hoàn toàn tại khóa thứ 5 với sự giám sát từ hai giáo sư Giám đốc chương trình.

GD GS HO HOI

Thời lượng giảng dạy của các Giảng viên ĐHYD TP.HCM thay đổi trong CEP 1 đến CEP 5

Phương pháp giảng dạy tích cực bằng thuyết trình kết hợp thảo luận nhóm. Các thành viên sẽ chia thành 10 nhóm để thảo luận và thực hiện các bài tập tương tác nhóm. Hệ thống phản hồi tương tác người học đã được sử dụng trong toàn bộ  CEP và mỗi người tham gia sẽ  dùng một “clicker” cụ thể để theo dõi tiến độ trong khóa học.

Cuối khóa đào tạo các giảng viên sẽ được Đại học Texas Tech cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa phát triển giảng viên. Để được cấp giấy chứng nhận các giảng viên phải tham gia hơn 80% tổng thời gian khóa đào tạo, tham gia thực hành các kỹ năng giảng dạy và tham gia bình giảng cho các đồng nghiệp. Các giảng viên sau khi đạt được chứng chỉ hoàn thành khoá học sẽ được tiếp tục theo dõi bởi Ban chủ nhiệm khoa Y, chủ nhiệm Bộ môn và Đơn vị Phát triển Giảng viên. Các sinh viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các giảng viên bằng bảng góp ý hằng năm. Các giảng viên ưu tú sẽ được mời tham gia vào các đợt huấn luyện sau đó. 

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA FDP

  1. Hình thành đơn vị Phát triển Giảng viên hoạt động hiệu quả và bền vững

Đơn vị Phát triển Giảng viên được thành lập vào tháng 6 năm 2018, và ThS Nguyễn Đức Khánh được trao chức vụ Trưởng đơn vị. Đơn vị trực thuộc Khoa Y của ĐHYD TP.HCM. Đến tháng 9 năm 2020, Đơn vị Phát triển Giảng viên sáp nhập vào Trung tâm Giáo dục Y học.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Đơn vị Phát triển Giảng viên:    

-Cơ cấu tổ chức Đơn vị Phát triển Giảng viên:

Cơ cấu Đơn vị Phát triển Giảng viên

Cơ cấu nhân sự Đơn vị Phát triển Giảng viên

Cơ cấu nhân sự Đơn vị Phát triển Giảng viên

Sau gần 3 năm kể từ khi thành lập, Đơn vị PTGV đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ sau:

  • Quản lý các khóa học CEP: tham mưu ban tổ chức chọn học viên, theo dõi quản lý học viên và thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
  • Xây dựng các tiêu chí Giảng viên cho Khoa Y – ĐHYD TP.HCM
  • Tiến hành các khóa Phát triển Giảng viên tại chỗ (13 khóa cho Khoa Y, 2 khóa cho Khoa RHM, 2 khóa cho Khoa ĐD-KTYH).
  • Tiến hành Đào tạo Giảng viên lâm sàng cho Nhân viên Y tế tại các Bệnh viện thực hành
  • Làm công tác đào tạo, hỗ trợ, tư vấn cho phát triển giảng viên các Trường: Học viện Quân Y, Trường ĐH YD Hải Phòng, Trường ĐHYD Huế, ….
Các nhiệm vụ ĐV PTGV

Các nhiệm vụ chính của ĐV Phát triển Giảng viên ĐHYD TP.HCM thực hiện trong giai đoạn 2017-2020

  1. Hình thành nhóm Giảng viên nòng cốt cho UMP-HCM

Chương trình CEP  đã diễn ra vào các năm 2017 (CEP1), 2018 (CEP2) và 2019 (CEP3) và đã đào tạo cho ĐHYD TP.HCM 78 Giảng viên nòng cốt. Do tình hình dịch bệnh COVID-19, CEP4 dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2022, CEP 5 dự kiến sẽ diễn ra từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022 (trễ hơn dự định 1 năm).

Số lượng giảng viên trong các khóa CEP đã, đang và dự kiến sẽ đào tạo:

 CHƯƠNG TRÌNH CEP (Đã hoàn thành)

 

 

CEP1

CEP2

CEP3

CEP 4 (đang học)

CEP 5 (dự kiến)

Tổng theo khoa (đã tốt nghiệp)

Tổng đã tốt nghiệp

25

23

30

33 + 4 (CEP 3)

35

78

Khoa Y

16

14

19

22

12

49

Khoa RHM

3

3

1

3

4

7

Khoa Dược

1

0

3

4

6

4

Khoa YHCT

2

2

2

2

5

6

Khoa YTCC

2

1

2

2

2

5

Khoa ĐD-KTYH

1

3

3

5

6

7

CHƯƠNG TRÌNH CEP (Dự kiến)

 

 

Tổng theo khoa (đã tốt nghiệp)

Đang đào tạo

CEP 4

Dự kiến 2022

CEP 5

Tổng dự kiến hoàn tất MOU 5 năm

Tổng đã tốt nghiệp

78

37

35

150

Khoa Y

49

22

12

83

Khoa RHM

7

3

4

14

Khoa Dược

4

4

6

14

Khoa YHCT

6

2

5

13

Khoa YTCC

5

2

2

9

Khoa ĐD-KTYH

7

5

6

18

Lễ tốt nghiệp CEP 1

Các thành viên lãnh đạo của TTUHSC-EP, ĐHYD TPHCM, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chụp hình lưu niệm với các thành viên CEP 1 trong lễ tốt nghiệp

  1. Xây dựng và tiến hành chương trình Phát triển Giảng viên tại chỗ của ĐHYD TP Hồ Chí Minh hiệu quả

Tiếp nối những kết quả đã đạt được của CEP, Chương trình phát triển giảng viên tại chỗ dưới sự cố vấn của GS Hồ Hội và GS Hồ Kim Tuyến đã diễn ra thuận lợi với 13 khóa dành cho các Giảng viên của các Bộ môn lâm sàng và các Bộ môn Y học cơ sở khoa Y, 2 khóa dành cho các Giảng viên Khoa Răng Hàm Mặt, 2 khóa cho các Giảng viên Khoa ĐD-KTYH và 1 khóa đặc biệt dành cho các Giảng viên Khoa học cơ bản. Trong năm 2021-2022, ĐV PTGV sẽ tiến hành các khóa phát triển giảng viên cho các Khoa Dược, Y học cổ truyền …

CHƯƠNG TRÌNH Inhouse Faculty Development

 

 

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

Đợt 5

Đợt 6

Đợt 7

Tổng

 

Khóa

1-4

Khóa

5 – 8

Khóa

9-10

Khóa

11 -13

Khóa

14-15

Khóa 16-17

Khóa 18

Tổng (theo Khoa)

Khoa Y

96

87

54

88

   

325

Khoa RHM

    

40

  

40

Khoa ĐD-KTYH

     

40

 

40

Khoa KHCB

      

20

20

Khoa Dược

       

0

Khoa YTCC

       

0

Khoa YHCT

       

0

Tổng

       

425

THÀNH QUẢ

Số lượng các giảng viên theo Bộ môn tham gia các chương trình PTGV 2017-2020

  1. Đào tạo Giảng viên lâm sàng tại các Bệnh viện thực hành

Thực hiện theo Nghị định 111/NĐ-CP năm 2017 của chính phủ, Thông tư 11/TT-BYT năm 2019 và Quyết định 4627/QĐ-BYT năm 2020, ĐHYD TP.HCM đã xây dựng chương trình “ Phương pháp giảng dạy và lượng giá lâm sàng dựa trên năng lực”. Đơn vị đã tiến hành các khóa đào tạo cho các Bệnh viện thực hành của ĐHYD TP.HCM.

Phương pháp giảng dạy lâm sàng

Đã thực hiện

BV Chợ Rẫy

150 HV

Chương trình 40 tiết

BV Nhi Đồng 1

80 HV

Chương trình 40 tiết

Tổng cộng

230 HV

 

Dự kiến trong năm 2021

Bệnh viện ĐH YD

90 HV

Chương trình 40 tiết

BV Nhân dân Gia Định

BV Nhi Đồng 2

BV Nhi Đồng Thành phố

60 HV

80 HV

80 HV

Chương trình 40 tiết

Chương trình 40 tiết

Chương trình 40 tiết

  1. Hỗ trợ công tác Phát triển Giảng viên cho các trường Y khoa khác tại Việt Nam

Trong sứ mệnh gia tăng chất lượng giáo dục Y khoa trong nước và đẩy mạnh đổi mới chương trình sang giáo dục Y khoa dựa trên năng lực (CBME), ĐV Phát triển Giảng viên đã nỗ lực hỗ trợ và đào tạo các trường đại học Y khoa khác. Trong năm 2019 đã hỗ trợ học viện Quân Y, năm 2020 tư vấn cho Đại học Y khoa Thái Nguyên và năm 2021 hỗ trợ Đại học Y Dược Hải Phòng. Trong năm 2021 cũng có kế hoạch hỗ trợ cho các trường Y khoa khác như : Đại học Huế, Đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y Dược Thái Nguyên …  

Hỗ trợ trường khác

Tình trạng

Đơn vị

Số lượng

Chương trình

Mục tiêu

Đã và đang thực hiện

HV Quân Y

29 Giảng viên

40 tiết

Đào tạo giảng viên

Trường ĐH YD Hải Phòng

29 Giảng viên

15 Giảng viên

80 tiết

40 tiết

Đào tạo nhóm nòng cốt

Xây dựng kế hoạch PTGV

19-23/04/2021

03-07/05/2021

Trường ĐH Thái Nguyên

15 Giảng viên

40 tiết

Xây dựng kế hoạch PTGV

Trường ĐH Thái Bình

15 Giảng viên

40 tiết

Xây dựng kế hoạch PTGV

Trường ĐH Huế

15 Giảng viên

40 tiết

Xây dựng kế hoạch PTGV

  1. Xây dựng Trung tâm Phát triển Giảng viên cho khu vực phía Nam Việt Nam.

Hiện Bộ Y tế giao Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trách nhiệm thành lập Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giảng viên khu vực phía Nam, phụ trách phát triển giảng viên cho các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Kế hoạch từ năm 2021 đến năm 2025 nhằm xây dựng đội ngũ Giảng viên chất lượng cao song song với kế hoạch xây dựng Trung tâm Khảo thí và Đánh giá năng lực hành nghề phía Nam-Việt Nam. 

KẾT LUẬN

TTUHSC EP và ĐHYD TP.HCM đã đạt được những kết quả  và mục tiêu của chương trình hợp tác giáo dục mô tả trong MOU ký kết vào tháng 1 năm 2017. Sau 3 năm thành lập và  thực hiện chương trình, Đơn vị Phát triển Giảng viên của Khoa Y – ĐHYD TPHCM đã đạt nhiều  thành tích vẻ vang với tầm vóc quốc gia..

Chương trình nhận được sự ủng hộ to lớn từ President Richard A. Lange, Vice-president  Jose Manuel de la Rosa và TTUHSC EP, Văn phòng phát triển Giảng viên và TT ATACS của TTUHSC EP. Đồng thời, sự ủng hộ và đóng góp của GS Trần Diệp Tuấn, PGS Châu Ngọc Hoa, PGS Vũ Minh Phúc, PGS Phạm Thị Minh Hồng và tất cả Giảng viên của ĐHYD TP.HCM là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của chương trình.

Đặc biệt, sự truyền thụ, cố vấn và dẫn dắt của GS Hồ Hội và GS Hồ Kim Tuyến vô cùng quan trọng và quý báu cho sự thành công, phát triển và lớn mạnh của  của chương trình và ĐV Phát triển Giảng viên. Trên hết đó là tình cảm truyền lửa nhiệt huyết cho các thế hệ giảng viên của ĐHYD TP.HCM.     

ThS BS Nguyễn Đức Khánh

Trưởng ĐV Phát triển Giảng viên